‘Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.’
Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua câu nói này, mà không biết bắt nguồn từ đâu thì đây là câu nói luôn được Cha xứ đọc lên trong mỗi lễ cưới nhà thờ. Câu nói này mang ý nghĩa hôn nhân đã được Chúa phối hợp, tình yêu trọn vẹn không tách rời. Lễ cưới nhà thờ luôn được mọi người quan tâm bởi sự thiêng liêng và đẹp đẽ mà nơi đây mang lại.
Trong lễ cưới nhà thờ có gì mà được rất nhiều người quan tâm đến như thế? Cùng B Art tìm hiểu ‘Lễ cưới nhà thờ: Những điều thiêng liêng trong ngày trọng đại’ để biết thêm về những nghi thức vô cùng đặc biệt của lễ cưới này nhé!
Lễ cưới nhà thờ (bí tích hôn phối) là một nghi lễ cưới của những người theo đạo Thiên Chúa giáo hay còn gọi là Công giáo. Nhà thờ là nơi thiêng liêng, nơi ban phước lành đến những người con của Chúa. Người theo đạo sẽ tổ chức lễ cưới ở nhà thờ nơi có Chúa cư ngụ, chứng giám cho tình yêu này, cuộc hôn nhân này được hạnh phúc bền lâu.
Theo Công giáo Roma, hôn nhân được gọi là bí tích hôn phối hoặc bí tích hôn nhân. Điều này được hiểu là sự hợp tác vợ chồng giữa người nam và người nữ thông qua giáo quyền. Trong quan điểm của đạo Công giáo, sự tác hợp này mang ý nghĩa cuộc hôn nhân này vĩnh viễn không tách rời và là duy nhất của nhau. Khi nhận được bí tích hôn phối, người Công giáo sẽ tin rằng cặp đôi đó sẽ thương nhau bền lâu, một lòng thuỷ chung, đây như một giao ước vĩnh cửu trong cuộc đời của cô dâu và chú rể.
Trước ngày diễn ra lễ cưới, cặp đôi cần thực hiện một số nghi thức riêng biệt theo đức tin của đạo Thiên Chúa giáo về hôn nhân và gia đình.
Trong đạo Công giáo, tình yêu và hôn nhân rất được coi trọng. Sau khi các cặp đôi đã về ra mắt gia đình, xác định tiến đến hôn nhân thì tiếp theo đó sẽ trình diện với Cha xứ nơi cả hai đang sinh sống. Khi đó, Cha sẽ hướng dẫn cho cả hai về những công đoạn chuẩn bị cho đám cưới và các quá trình học giáo lý hôn nhân.
Cô dâu – chú rể cần lưu ý nên ra mắt gia đình và trình diện Cha xứ sớm, từ 9 tháng đến 1 năm trước đám cưới để có nhiều thời gian chuẩn bị cho đám cũng như là học những giáo lý cần thiết.
Giáo lý hôn nhân là những bài học về đặc tính của đạo, về hôn nhân trong đạo, cuộc sống gia đình, sinh sản và giáo dục con cái do Giáo hội chuẩn bị cho đôi trẻ chuẩn bị bước vào hôn nhân.
Thời gian học giáo lý tùy theo bạn có phải người trong đạo hay không, có thể từ vài tháng đến 1 năm. Sau khi kết thúc quá trình học giáo lý hôn nhân, hai bạn sẽ được cấp bằng giáo lý hôn nhân. Hãy sắp xếp để lấy bằng trước lễ cưới khoảng 3 tháng để chuẩn bị cho các công đoạn khác của lễ cưới.
Sau khi đã kết thúc việc học giáo lý hôn nhân, cặp đôi cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đăng ký hôn phối tại nhà thờ mà cả hai làm lễ cưới.Khi đã có đủ hồ sơ, cả hai cùng cha hoặc mẹ đến trình diện nơi Cha xứ thụ lý hồ sơ hôn phối.
Khi trình diện với Cha xứ, cặp đôi cần xuất trình hồ sơ hôn phối, mỗi người lần lượt gặp riêng Cha để trình bày hoặc có khúc mắc gì thì bày tỏ với Cha, sau đó gia đình và Cha xứ sẽ xác định thời gian và địa điểm diễn ra lễ cưới.
Rao hôn phối là một nghi thức vô cùng quan trọng trong đám cưới đạo Công giáo, Cha xứ sẽ chứng hôn cho và lập tờ rao gửi đến các cha xứ nơi mà cả hai đang cư trú hoặc đã cư trú trong thời gian dài.
Sau khi nhận tờ rao, các Cha xứ sẽ rao thông báo về lễ cưới của cặp đôi trong ba Chúa Nhật ở giáo xứ mỗi bên. Khi đó, mọi người trong công đoàn sẽ được thông báo về lễ cưới của cả hai, xem xét còn vấn đề gì tồn đọng trong thời gian hai bạn đến với nhau hay không.
Việc chuẩn bị cho lễ cưới Công giáo các bước cũng tương tự như lễ cưới thông thường, có đủ các nghi lễ truyền thống trong đám cưới. Nhưng cũng cần lưu ý khi trang trí bàn gia tiên trong lễ cưới.
Trong trang trí gia tiên đạo Thiên Chúa cũng nên thiết kế đơn giản, hài hòa, tránh đặt quá nhiều hình ảnh và lưu ý về cách sắp xếp vị trí Chúa, Đức Mẹ và các Thánh. Tượng Chúa Giêsu cần đặt ở vị trí trung tâm vì Ngài là vị Thánh được tôn thờ.
Lễ cưới nhà thờ cũng giống như bao lễ cưới khác không quy định về trang phục của cô dâu và chú rể, nhưng nhà thờ cũng là thánh đường một nơi vô cùng trang nghiêm nên cũng cần có sự kín đáo, nhã nhặn.
Đối với chú rể, sẽ mặc suit, đeo cà vạt hoặc nơ như thường lệ, về cô dâu cần lưu ý sẽ mặc những mẫu váy cưới kín đáo hoặc dâu cũng có thể mặc áo dài. Váy cưới khi làm lễ cưới nhà thờ cô dâu nên chọn những mẫu váy cưới có tay áo ngắn hoặc dài tùy thích, tránh chọn những mẫu váy hở ngực, hở lưng quá nhiều.
Mở đầu buổi lễ, Chủ tế sẽ lần lượt hỏi cô dâu chú rể ba câu hỏi: về sự tự do, về yêu thương nhau và về việc đón nhận con cái. Những câu hỏi này rất có ý nghĩa, thầm nhắc cả hai yêu nhau quyết định tiến đến hôn nhân là điều thiêng liêng, cần có trách nhiệm về cuộc đời của nhau.
Từ khoảng thời gian tìm hiểu và yêu nhau đến đây đã là cả một chặng đường dài, từ thời khắc này cả hai đã bắt đầu một hành trình mới. Một chặng hành trình cùng nhau một lòng một dạ thủy chung suốt đời.
4.2. Trao lời thề nguyện
Lời thề nguyện (Wedding Vows) là những lời thề hứa, những hẹn ước mà cặp đôi trẻ sẽ trao cho nhau trước sự chứng kiến của tất cả mọi người. Như một lời cam kết về sự gắn bó của cả hai về sau này, hay hành trình yêu nhau đến với nhau để có được ngày hôm nay.
Khoảnh khắc cả hai cùng nhau đọc nên lời thề nguyện của mình vô cùng quý giá và thiêng liêng, thời khắc này như được ngưng đọng lại với từng cung bậc cảm xúc chân thật nhất dành trao cho nhau.
Khi cả hai đã đồng ý và hứa hẹn dưới sự chứng kiến của Chúa, Cha sẽ tuyên bố hai người chính thức trở thành vợ chồng. Khi đó, chú rể và cô dâu sẽ trao nhẫn cưới cho nhau, chính thức trở thành vợ chồng của nhau.
Một số đám cưới Công giáo, cô dâu chú rể thực hiện thêm nghi thức thắp nến. Mỗi người sẽ có một ngọn nến tượng trưng cho cuộc sống riêng cho chính mình, cả hai sẽ cùng nhau thắp nên một ngọn nến khác và thổi tắt cây nến riêng. Việc làm này tượng trưng cho sự hòa hợp, gắn bó của cô dâu và chú rể, từ nay đến suốt quãng đời còn lại sẽ là của nhau.
Sau khi đã hoàn tất các nghi lễ trên, cô dâu chú rể cùng hai người chứng giám và Linh mục sẽ cùng ký tên vào Sổ Hôn phối, quyển sổ này sẽ được lưu lại trong văn khố của giáo xứ. Việc này cũng có thể thực hiện sau khi lễ cưới kết thúc.
Khi đã hoàn thành tất cả các nghi thức lễ cưới, cặp đôi cần chuẩn bị lời cảm ơn đến Cha cũng như toàn thể những người thân, bạn bè đã góp mặt trong lễ cưới và gửi lời cảm ơn đến ca đoàn, ban ngành đã hỗ trợ cho buổi lễ.
Tuy chỉ là một lời cảm ơn nho nhỏ nhưng đây chính là sự biết ơn, lòng kính trọng đối với toàn thể mọi người khi đã dành thời gian ra để giúp cho buổi lễ cưới nhà thờ có phần trọn vẹn hơn!
Lễ cưới nhà thờ không chỉ là một lễ cưới, mà còn là một nét đẹp về văn hóa đạo Công giáo, từ khoảnh khắc bước vào lễ đường với sự chứng kiến của người thân Cha xứ và Chúa. Từng nghi lễ thắt chặt mối lương duyên chồng vợ, chắc chắn một cuộc đời không phân ly.
Lễ cưới thông thường hay lễ cưới nhà thờ đều cần có rất nhiều công đoạn chuẩn bị để có một đám cưới hoàn hảo. Vì lẽ đó, cô dâu chú rể đôi khi vừa tất bật chuyện công việc vừa chuẩn bị lễ cưới sẽ không đảm đương hết. Các cặp đôi có thể chọn B Art Wedding – một nơi đáng tin cậy, đã tạo ra rất nhiều đám cưới hoàn hảo với trọn gói dịch vụ cưới hỏi luôn mang đến sự hoàn hảo cho cô dâu và chú rể!
B Art Wedding – Studio Áo cưới Long Xuyên: nơi mang đến cho bạn ngày cưới độc đáo và sang trọng bậc nhất Long Xuyên với đội ngũ giàu kinh nghiệm và tính thẩm mỹ cao, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất trong ngày cưới.
Địa Chỉ: 34 Nguyễn Xí, P. Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, An Giang
Hotline: 0397908313