Trong những năm gần đây, việc tổ chức Wedding Ceremony (còn gọi là lễ Thề Nguyện) được khá nhiều các cặp đôi ưa chuộng và trở thành một trong những nghi lễ không thể thiếu trong tiệc cưới. Bạn đã biết đến nghi lễ này chưa? Ý nghĩa của Wedding Ceremony là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của B Art Wedding nhé!
Wedding Ceremony (còn gọi là lễ Thề Nguyện) là lễ cưới bắt nguồn từ phương Tây có số lượng khách mời không quá 50 người vì cô dâu – chú rể thường sẽ chú trọng vào không gian mang đến những cảm xúc chân thật, gần gũi cho những vị khách mời. Lễ cưới thường được tổ chức tại nhà thờ hoặc tiệc ngoài trời như sân vườn, bờ biển,..
Trong lễ cưới Ceremony không quá yêu cầu về không gian trang trí, mọi thứ trang trí trong buổi lễ đều được đơn giản hơn so với lễ thành hôn truyền thống. Một chiếc cổng cưới, sân khấu nhỏ tận dụng background ngoài trời khi tổ chức tiệc. Tận dụng những khoảnh khắc đẹp mà thiên nhiên có như hoàng hôn sẽ khiến cho bầu không khí lãng mạn hơn bao giờ hết.
Wedding Ceremony và lễ thành hôn có khá nhiều điểm khác biệt từ các lễ nghi, số lượng khách dự tiệc, hình thức trang trí tiệc cưới,… Wedding Ceremony sẽ thích hợp cho những ai thích sự phóng khoáng, trẻ trung và lãng mạn. Nếu gia đình bạn là một gia đình truyền thống, có nề nếp quy củ thì bạn cần cân nhắc thêm vì có thể tổ chức Wedding Ceremony sẽ không phù hợp với hầu hết các đám cưới truyền thống.
Nghi thức trong lễ Wedding Ceremony thường đơn giản, cô dâu chú rể sẽ trao nhau lời thề nguyện và trao nhẫn cưới. Buổi lễ chủ yếu tập trung vào cô dâu chú rể, không đặt nặng vấn đề gia đình họ hàng như buổi lễ thành hôn truyền thống. Vì vậy, buổi lễ Wedding Ceremony cũng sẽ có thời gian ngắn hơn, chỉ gói gọn trong buổi tiệc chính mà không mất quá nhiều thời gian di chuyển, thường chỉ kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng.
Lễ thành hôn sẽ có nhiều lễ nghi cầu kỳ hơn, trước khi vào buổi lễ chính sẽ trải qua những buổi lễ nhỏ như lễ vu quy, lễ nhập gia, trao mâm quả, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ gia tiên và lễ dâng trà để thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên và hai họ, sau đó mới di chuyển đến nhà hàng tổ chức tiệc cưới để đón các khách mời dự tiệc. Vì lẽ đó, lễ thành hôn sẽ có thời gian dài hơn, từ khoảng 3 tiếng.
Tại Việt Nam, hầu hết mọi người đều đã quen thuộc với những buổi lễ thành hôn với quy mô lớn. Tiệc cưới được đãi tại nhà hàng, số lượng khách mời nhiều nên buổi tiệc trở nên đông đúc và ồn ào. Mọi người sẽ tập trung vào bàn tiệc của mình hơn thay vì nhân vật chính của buổi lễ. Thông thường, lễ thành hôn có số lượng khách mời lớn từ 200 – 500 người hoặc có thể nhiều hơn tùy theo số lượng khách mời của mỗi gia đình. Một số khách mời sẽ đi cùng gia đình đến dự tiệc và hầu như khách mời số ít sẽ là bạn bè thân thiết, còn lại phần đông là bạn bè của cha mẹ, anh chị em.
Quy mô của Wedding Ceremony giống như một buổi tiệc gia đình, không quá đông đúc gói gọn trong khoảng 30 – 50 người, tất cả đều là người thân và bạn bè thân thuộc với cô dâu chú rể. Vì thế, nếu bạn là một người thích cảm giác ấm cúng không quá ồn ào, sẵn sàng bỏ qua những vị khách không quá thân, thì Wedding Ceremony rất phù hợp với bạn.
Với Wedding Ceremony được tổ chức tại nhà thờ hoặc ngoài trời như bãi biển, sân vườn sẽ được trang trí đơn giản hơn nhưng có phần đặc biệt hơn so với lễ thành hôn, trong đó chỉ cần có một chiếc cổng cưới đơn giản làm sân khấu, một lối đi với vài hàng ghế dành cho khách mời chứng kiến buổi lễ và nơi ăn uống sẽ được bày trí gần đó để khi chứng kiến buổi lễ xong mọi người sẽ di chuyển sang bàn tiệc để dùng bữa. Menu trong Wedding Ceremony thường sẽ là bánh ngọt, buffet thức ăn nhẹ và rượu champagne. Wedding Ceremony thường là những buổi tiệc không quá rườm rà hay nhiều món như ở lễ thành hôn truyền thống.
Trong khi đó, lễ thành hôn thường được tổ chức tại nhà hoặc nhà hàng, khách sạn, được trang trí cầu kỳ hơn từ cổng cưới hoa đến phông chụp ảnh cưới hay bàn tiệc đến sân khấu làm lễ. Tất cả mọi thứ đều được chuẩn bị phức tạp hơn, nhiều hạng mục hơn so với Wedding Ceremony.
Lễ cưới truyền thống bày trí bàn tròn cho khách mời tầm 8 – 10 người/bàn và đồ ăn sẽ được chuẩn bị đa dạng món ăn hơn, chủ yếu phục vụ như bữa ăn hằng ngày. Mỗi bàn như vậy sẽ có thực đơn từ 5 – 6 món, tuỳ theo nhu cầu của cô dâu chú rể, với đầy đủ từ món khai vị đến món chính và cuối cùng là món tráng miệng.
Đối với người Việt Nam, hầu hết ai cũng khá quen thuộc với hình ảnh những buổi tiệc cưới vội vã với quy mô khách mời khá lớn. Những đám cưới khá giống nhau. Khách mời vội xuất hiện, tham dự bữa tiệc, ăn uống rồi cô dâu chú rễ vội vã chào mời từng bàn tiệc, mọi người cùng ăn uống vui vẻ rồi vội vã ra về. Các nghi lễ cũng truyền thống từ việc cô dâu xuất hiện cùng với người thân, chú rể chào đón rồi cặp đôi cùng cắt bánh, rót rượu và chung vui rượu mừng cùng tất cả mọi người.
Thực chất, những nghi lễ truyền thống này cũng là buổi lễ Wedding Ceremony theo kiểu Việt. Chỉ khác là cặp đôi kết hợp chung với tiệc tối, với số lượng khách mời đông hơn, cùng ngồi chung với nhau trong bàn tròn và hướng mắt theo dõi. Đám cưới truyền thống Việt Nam cũng có lời thề nguyện, đó là những lúc cô dâu chú rể nói lời yêu thương dành tặng cho nhau. Dù không có một bài phát biểu hẳn hoi, hay có sự xuất hiện của vị chủ hôn và câu nói “Yes, I do” đúng nghi lễ từ nước ngoài.
Tham khảo một số hình thức wedding ceremony trên Pinterest.
Lời thề nguyện không chỉ là con chữ được viết vào giấy mà hơn thế nữa là cảm xúc chân thật mà cô dâu chú rể dành cho nhau. The vow – là khoảnh khắc cả hai nói với nhau những lời chưa dám thổ lộ, đẩy cảm xúc chạm đến trái tim của cô dâu và chú rể. Một buổi lễ Wedding Ceremony sẽ thật đáng nhớ, không một lời hoa mỹ, chỉ toàn lời thật lòng mà cả hai dành cho nhau với sự chứng kiến của toàn thể khách mời, người thân có mặt tại đó. Đây cũng là cách minh chứng cho một tình yêu đã đơm hoa với câu nói “Em/Anh đồng ý” đi với nhau mãi về sau.
Và, thực tế thì các cặp đôi trẻ ngày nay cũng đang dần mở rộng và đón nhận nhiều điều mới mẻ hơn trong ngày cưới của mình. Các buổi lễ Wedding Ceremony tổ chức riêng trong khung cảnh lãng mạn, số lượng khách mời cô đọng nhất và mong muốn những cảm xúc lãng mạn nhất trong ngày trọng đại của mình.
Đây là những chia sẻ mà B Art Wedding muốn gửi đến bạn để có thể hiểu hơn về Wedding Ceremony. Nếu bạn chuẩn bị cưới và chưa biết bắt đầu từ đâu hay những khâu chuẩn bị quá rườm rà thì có thể liên hệ B Art Wedding để được tư vấn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn khác!
B Art Wedding – Studio Áo cưới Long Xuyên: nơi mang đến cho bạn ngày cưới độc đáo và sang trọng bậc nhất Long Xuyên với đội ngũ giàu kinh nghiệm và tính thẩm mỹ cao, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất trong ngày cưới.
Địa Chỉ: 34 Nguyễn Xí, P. Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, An Giang
Hotline: 0397908313
2 Comments
[…] thề nguyện (Wedding Vows) là những lời thề hứa, những hẹn ước mà cặp đôi trẻ sẽ trao cho nhau […]
[…] với những đám cưới Công giáo hay những buổi đám cưới Ceremony, thời khắc cả hai đọc lên lời thề của mình hay kể về chặng đường, tình […]